Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
HomeNghiên cứu & Bảo tồnTìm hiểu về các loại lan: Phong Lan, Địa Lan, Thạch lan

Tìm hiểu về các loại lan: Phong Lan, Địa Lan, Thạch lan

Lan là một nhóm thực vật phân bố rộng khắp trên thế giới. Khi tìm hiểu về các loại lan ta được biết chúng có khoảng 25.000 loài và 880 chi khác nhau. Lan chiếm 10% thực vật có hoa và là họ thực vật đứng đầu thế giới về số loài cũng như mức đa dạng và khu phân bố. Một cây lan điển hình được chia làm các loại sau

Mục lục nội dung

1. Phong lan

Phong lan thuộc cây đa niên tức là cây sống lâu năm. Các bộ phận của cây lan không bị hoá gỗ (nhưng có thể hoá bần). Phong Lan được phân làm 2 kiểu tăng trưởng:

Lan đơn thân

Đây là loại lan phát triển từ một chồi duy nhất hoặc đúng hơn là một thân duy nhất. Cây tăng trưởng liên tục hoặc gián đoạn (đỉnh sinh trưởng tăng trưởng liên tục không có mùa nghỉ và không bị biệt hoá thành vòi hoa). Lá tạo mới được gắn trên trục này. nhiều loài có thể đạt kích thước đến vài mét. Đặc biệt dễ thấy nhất là lan Ngọc Điểm.

Lan đơn thân

Lan đa thân

Đây là loại lan có cơ thể thực vật xuất phát từ nhiều chồi khác nhau được gắn trên một thân ngầm. Sự tăng trưởng các chồi này có hạn định và số phận nó sẽ trở thành vòi hoa hoặc chết đi. Mùa tăng trưởng mới lại tiếp tục với các chồi sinh ra sau này. Do hình thức tăng trưởng như thế, lan đa thân có thể sử dụng môi trường được tốt hơn. Điển hình cho Lan đa thân là các dòng lan hoàng thảo.

Lan đa thân

2. Địa Lan

Địa không có cách mọc điển hình như phong lan. Thay vào đó, các bộ phận trên mặt đất mọc từ một đỉnh sinh trưởng nhỏ nằm trên măt đất. Suốt mùa tăng trưởng, đỉnh sinh trưởng này tạo ra lá rồi hoa để sinh sản và cuối cùng là sự lụi tàn. Tuy nhiên chúng không dự trữ nước và chất dinh dưỡng trên cây như phong lan mà chúng sinh ra các củ, thân ngầm, rễ ngầm để dự trữ chất dinh dưỡng chống chịu qua thời gian khắc nghiệt. Đến mùa thuận lợi đỉnh sinh trưởng này sẽ tái sinh (khá giống với kiểu tăng trưởng ở lan đa thân).

Tuy nhiên ở vùng khí hậu ôn đới, tất cả các loài địa lan thật đều sinh ra cơ quan dự trữ. Trong khi vùng á nhiệt đới hoặc nhiệt đới nóng ẩm, một số loài, do sống trong điều kiện tối ưu, các bộ phận dự trữ chất dinh dưỡng không phát triển (dễ thấy nhất ở các nhóm lan hài sống ở đất)

Địa lan

3. Thạch Lan – Lan mọc trên đá

Loại lan này không có sự khác biệt nhiều so với phong lan. Nhưng nhìn chung thạch lan có xu hướng ưa các loại khoáng chất trong đá ở những nơi có tốc độ phong hoá đá mẹ khá mạnh (lan hài ưa vôi là một ví dụ điển hình). đặc điểm chung là lá dai, cứng, mọng nước, tăng trưởng chậm, ưa vôi (đúng hơn là chịu kiềm tiết ra từ đá). Cây đa niên nhưng ra hoa theo mùa. Rễ tích trữ nhiều nước, lan rất rộng, sâu và tiết ra nhiều hợp chất thứ cấp (để phong hoá đá mẹ). Giả hành phù mập.

Lan Tự Nhiên xin nói thêm điều kiện ở núi đá rất khắc nghiệt, ngày nóng đêm lạnh, không có mạch nước ngầm. Tuy nhiên đá xuất hiện nhiều kẽ nứt và tạo điều kiện giữ nước trong đó nên các loài thực vật ở đây có xu hướng len rễ vào các kẽ nứt này để tìm đến nơi có nước.

Thạch lan

4. Các loại lan khác

Còn lại các dạng khác như bán địa lan, bán phong lan, bán thạch lan nữa. Nhưng theo Lan Tự Nhiên nghĩ đây chỉ là hiện tượng tạm thời và KHÔNG đặc trưng cho dạng sống điển hình của loài. Như lan hài dạng sống điển hình là thạch lan. Nhưng nếu vì một lý do nào đó bị rơi xuống chỗ trũng giàu mùn đất. Hoặc, bị lá cây mục chôn lấp nhìn tựa như địa lan – thì đó chỉ là dạng sống tạm thời. Vì mùn giữ rất nhiều nước nên rễ lan có thể chịu được nhất thời, đời con đời cháu, chắt sẽ mọc tránh chỗ ấy ra. Ai cũng biết những chỗ như thế nhiều nấm bệnh. Những cá thể nào chịu được sẽ sống ở đó và những cá thể nào không chịu được sẽ bị huỷ diệt.

Lan Tự Nhiên
Lan Tự Nhiênhttps://lantunhien.com/
Lan Tự Nhiên là 1 nhóm những người bạn yêu thích trồng phong lan tại Việt nam. Từ những kinh nghiệm thực tế, chúng tôi muốn chia sẻ lại những hiểu biết về trồng, chăm sóc phong lan cũng như chia sẻ đam mê thú vui chơi phong lan của mình. Hy vọng những kiến thức của chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình trồng và chăm sóc cây phong lan, cũng như chia sẻ đam mê thú vui chơi phong lan của các bạn.
RELATED ARTICLES
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận

Most Popular

Recent Comments

Dung Ngã on Phi điệp ma bó
0
Hãy chia sẻ kinh nghiệm của các bạn nhé!x