Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
HomeTrồng LanChăm sóc LanNhững ưu điểm và nhược điểm của Dịch chuối trên hoa Lan

Những ưu điểm và nhược điểm của Dịch chuối trên hoa Lan

Sau bài về nấm trichodema và khuẩn pseudomonas, em nhận được nhiều góp ý và thảo luận bổ ích của các bác, tin chắc rằng qua bài viết và thảo luận sôi nổi của các bác thì những bạn nào đang dùng 2 sản phẩm trên cũng đã có cho mình thêm sự tham khảo. Nay e tiếp tục viết về những ưu nhược điểm của dịch chuối.
Trước khi đi vào bài cho e tản mạn một lát, thời điểm e viết bài này là một thời điểm nhạy cảm của dịch chuối, do những ý kiến trái chiều, đôi khi là ác cảm của một số người về loại này, nên có lẽ sau bài viết e sẽ nhận được cơ số gạch đầu dòng thú vị của một số bác, hoặc bảo e là “đường dây”, “người nhà” của dịch chuối. Nhưng mặc kệ, e cứ viết để các bác có sự tham khảo, so sánh về những cách chăm sóc lan khác nhau để lựa chọn cho mình cái phù hợp. Mà thực ra thì dịch chuối, vỏ trứng, dịch nha đam, nước chè xanh, nước vôi, nước vo gạo,… đều là những phương pháp chăm sóc lan mà từ xưa các bậc cha chú đi trước đã từng sử dụng, nên e nghĩ cũng thật thiếu sót nếu không có một bài về những loại này cho ace tham khảo. Thôi không lòng vòng nữa, e xin đi vào bài
Vài nét về dịch chuối trên hoa Lan:
+ Nguồn gốc: được làm từ quả chuối, xanh hay chín đều được. Có thể tự làm hoặc mua sản phẩm có sẵn trên thị trường.
+ Thành phần: e không phải chuyên gia nên không biết, bác nào cần thì liên hệ với các bác có chuyên môn.
+ Cách dùng: pha với nước để tưới trực tiếp cho lan.
Ưu điểm của dịch chuối trên hoa Lan:
– Nguồn gốc tự nhiên, không độc, không gây ô nhiễm, thân thiện môi trường và con người. Tưới nhiều không gây ngộ độc hoặc làm chết lan.
– Rẻ tiền, dễ làm, ai cũng có thể làm được. Nguyên liệu chuối thì ở đâu cũng có sẵn. Bảo quản được trong tủ lạnh thời gian dài.
– Có tác dụng làm cây lan ra rễ, rễ phân nhánh, ra kie. Đối với các cây lan đã ra rễ thì dịch chuối giúp rễ ra nhiều hơn, phân nhánh bộ rễ tốt.
– Kết hợp với một số loại khác còn có tác dụng là một phân bón tốt cho lan. Bản thân e thường kết hợp với nấm tricho + khuẩn pseu, sữa thái, b1, 20-20-20, amino vi lượng. Kết hợp với sữa thái có tác dụng làm Hồ Điệp, Ngọc Điểm nhảy lá, một số cây Hồ Điệp nhảy 1 lần 2 lá. Tác dụng cụ thể mọi người xem ảnh minh họa.
– Dùng được trên tất cả các dòng lan.
Nhược điểm của dịch chuối trên hoa Lan:
– Không thể thay thế hoàn toàn các loại phân bón cần thiết cho lan.
– Tác dụng kích rễ, kích kie chậm hơn so với dùng Super Thrive + Dekamon + Humic, hay Tera Sorb 4 + B1 HVP. Đối với các công thức trên thì chỉ cần 7-10 ngày sẽ thấy kết quả. Đối với chuối thì phải từ 15-20 ngày (Kết quả trên dựa vào thực tế e sử dụng tại vườn nhé, vườn khác nhau có lẽ kết quả cũng sẽ khác).
– Kích rễ đối với dòng đơn thân làm rễ ra to và phân nhánh bộ rễ bằng 8/10 so với các combo kích rễ trên.
Mọi người xem ảnh để hiểu rõ hơn. Từ đó có lựa chọn phù hợp cho mình. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bác

Theo: Hoàng Tạo

Lan Tự Nhiên
Lan Tự Nhiênhttps://lantunhien.com/
Lan Tự Nhiên là 1 nhóm những người bạn yêu thích trồng phong lan tại Việt nam. Từ những kinh nghiệm thực tế, chúng tôi muốn chia sẻ lại những hiểu biết về trồng, chăm sóc phong lan cũng như chia sẻ đam mê thú vui chơi phong lan của mình. Hy vọng những kiến thức của chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình trồng và chăm sóc cây phong lan, cũng như chia sẻ đam mê thú vui chơi phong lan của các bạn.
RELATED ARTICLES
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận

Most Popular

Recent Comments

Dung Ngã on Phi điệp ma bó
0
Hãy chia sẻ kinh nghiệm của các bạn nhé!x