Home Nghiên cứu & Bảo tồn Tìm hiểu về cấu tạo sinh học của một cây lan

Tìm hiểu về cấu tạo sinh học của một cây lan

0
Tìm hiểu về cấu tạo sinh học của một cây lan

Cấu tạo sinh học của một cây lan bao gồm: rễ lan, thân giả hành, lá và hoa. Cùng Lan Tự Nhiên chúng ta hãy đi tìm hiểu từng bộ phận của một cây lan cũng như chức năng nhiệm vụ của nó nhé.

Mục lục nội dung

Rễ Lan

Rễ lan có cấu trúc như các loại thực vật một lá mầm khác. Tuy nhiên lớp ngoài cùng (biểu bì) của rễ sinh ra nhiều lớp tế bào. Lớp này bị mất hết nhân và tế bào chất chỉ còn vỏ cellulose. Lớp này được gọi là căn mạc (velamen) rất đặc trưng cho phong lan. Do chỉ còn cellulose căn mạc có thể thấm hút rất nhiều nước. Cấu trúc rỗng này giữ nước rất tốt cho thời gian khô hạn mà lan phải chịu đựng

Ngoài khả năng hấp thụ nước cho cây lan. Lớp căn mạc có nhiều tác dụng khác như: Phản xạ ánh nắng gay gắt. Hấp thụ và lưu giữ nhiều chất khoáng. Hình thành lớp bám lên giá thể và chống lại sự va đập. Ngoài ra, ở một số loài lan phụ sinh thuộc nhóm Vandae. Sự tiến hoá cao đến mức hầu hết các bộ phận khác của cây bị tiêu biến. Rễ lan đảm đương luôn khả năng quang hợp và cố định carbon từ không khí

Lớp căn mạc là một đặc điểm sống còn mà không một nhóm thực vật nào sánh bằng. Ở lớp lan cổ xưa như Apostasioideae, Cypripedioideae, Orchidoideae do chưa xuất hiện lớp căn mạc. Nên đời sống hầu hết của chúng là địa lan hay thạch lan. Do đó nhóm này ít đa dạng và tốc độ tiến hoá không sánh bằng nhóm phong lan

Hình minh họa: cấu tạo điển hình rễ lan

Thân, Giả Hành lan

Đây là phần rất quan trọng quyết định đến tính sống còn của lan. Giả hành lan là một cấu trúc phình to của trục thân nằm dưới gốc lá. Hình dáng giả hành rất đa dạng: từ dạng trụ dài, hình thoi, hình tam giác, hình cầu,…. Cho đến những hình thù kỳ quái như dạng quả bầu hồ lô ở lan bầu rượu. Dạng chuỳ ở lan Cattleya hay dạng gợn sóng ở dòng lan Den.nobile,… Nhưng tựu trung chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là giữ nước cùng các chất dinh dưỡng. Điều đó cho phép lan sống sót qua thời kỳ khắc nghiệt.

Cấu trúc giả hành chủ yếu là nhu mô dự trữ nước và chất dinh dưỡng. Bề mặt giả hành được phủ một lớp cu-tin (cuticle) chống thoát hơi nước và thiếu vắng khí khẩu. Nhờ vậy sự trao đổi khí của cây gần như hầu hết nằm trên lá. Một điều lạ là giả hành có màu xanh, và hiển nhiên có khả năng quang hợp. Vì thế nó sẽ là nơi tiếp nhận ánh sáng của môi trường để hỗ trợ tạo năng lượng cho cây. Hơn nữa đó cũng là nơi tiếp nhận tín hiệu ánh sáng mặt trời. Giúp điều chỉnh sinh lý phù hợp với môi trường (như sự ra hoa cảm ứng bởi quang kỳ). Cho phép lan có thể biết chính xác thời gian để ra hoa.

Một điều kỳ lạ là tại sao nhiều loại lan vẫn sống sót qua mùa khô khắc nghiệt mà không có giả hành? Đó là do sự dự trữ dinh dưỡng có xu hướng “kìm hãm” tốc độ “bành trướng” của lan trong mùa mưa. Hơn nữa đó là sự dự trữ vào một bộ phận độc nhất là giả hành, có nhiều rủi ro, do đó có một số chiến thuật thích nghi khác ở lan là dự trữ vào các củ, thân ngầm, rễ ngầm và nhất là lá.

Có một số loài lan đã tiêu biến hoàn toàn cơ thể, lá, thân, giả hành, để toàn bộ chức năng của cơ thể cho rễ đảm nhiệm. Nhóm này được gọi là căn diệp vì rễ mang chức năng của một cơ quan dự trữ. Là nơi quang hợp và cũng là nơi để hút chất khoáng nên cực kỳ nhạy cảm với môi trường sống cũng như các điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…

Sau phần giả hành, chúng ta đến một phần quan trọng nhất của lan. Nó là nơi biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng vật chất trong sinh quyển

Lá lan

Lá lan có hình dáng rất thay đổi: từ hình tròn, bầu dục, lưỡi mác,…cho đến dạng kim. Thậm chí bị tiêu biến trong nhóm lan hoại sinh. Lá có bẹ: đây là một đặc điểm cơ bản nhất của lớp thực vật đơn tử diệp (hoặc một lá mầm). Bẹ lá có thể rất thay đổi, nhưng nhìn chung chúng hỗ trợ chống sự thoát nước, nhiệt độ cực đoan và va đập không mong muốn.

Hình minh họa: Lan ma (sưu tầm)

Lá lan cũng như những loại lá khác: là nơi xảy ra hiện tượng quang hợp. Có hệ thống mạch dẫn nước, muối khoáng và sản phẩm quang hợp. Tuy nhiên nó khác các phần lớn các loài khác ở chỗ. Ngoài những chức năng đã đề cập, lá lan phần lớn kiêm thêm chức năng dự trữ. Để làm được những chức năng đó, lá lan phải dày, dạng da hoặc thô cứng. Các cấu trúc này đi liền với sự thích nghi chặt chẽ với môi trường sống.

Chính môi trường khô nóng và không có nước thường xuyên. Cộng thêm sự nghèo kiệt dinh dưỡng ở nơi sống khiến lá lan phải đảm đương thêm nhiều chức năng khác. Tuy hầu hết là thế nhưng có nhiều nhóm lan ngoại lệ: Do điều kịên sống tối ưu nhất thời (sau mùa khô là mùa mưa dai dẳng). Nước và dinh dưỡng đầy đủ, Lan không còn phải mất nhiều thời gian và công sức để tạo ra chiếc lá sớm muộn nó cũng rụng nữa. Thay vào đó nó sẽ tạo ra lá mỏng, bản rất to, chứa nhiều nước (có thể chứa dinh dưỡng) và dễ rụng. đây là một chiến lược giúp lan tiết kiệm nhiều chi phí để đầu tư cho đời sống ngắn ngủi phụ thuộc vào mùa mưa.

Một số loài lan sống trong bóng râm (ưa bóng) lá có nhiều đốm (Malaxis, hài, Phaius,…). Hoặc có màu sắc rất đặc biệt (lá phản quang ở lan gấm, hay lá có đốm tím thẫm màu ở nhóm lan hài). Cho thấy có sự thích nghi cao độ về lá đối với môi trường sống thiếu ánh sáng. Hầu hết các đặc điểm trên chống lại sự hấp thu dư thừa năng lượng mặt trời gây cháy lá. Đó là nguyên nhân vì sao khi lan hài trồng ngoài nơi nhiều nắng, lá có xu hướng trắng ra và ít lên đốm hơn, hoặc lá sẽ nhỏ lại.

Ngoài ra có một nhóm lan tiến bộ nhất khi sự hợp nhất của rễ, thân, lá lại thành một. Đó là nhóm căn diệp – chiến lược này giúp lan tiết kiệm một lượng năng lượng chi tiêu cho việc tạo thân và lá rất nhiều. Giúp lan có điều kiện bành trướng, thích nghi cao hơn, và do đó, khả năng sống sót vượt trội hơn.

Hoa lan

Đây là phần quan trọng nhất của nhóm Lan mà nó quyết định đến khả năng tiến hoá của cả Họ lan. Vì lượng bài viết khá dài nên các bạn có thể Tìm hiểu về hoa lan và cấu trúc của bông tại đây nhé. Tìm hiểu về hoa lan và cấu trúc của bông

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Hãy chia sẻ kinh nghiệm của các bạn nhé!x