Home Trồng Lan Bệnh - Dấu hiệu - Cách điều trị Các sinh vật có hại trên lan và cách phòng trừ

Các sinh vật có hại trên lan và cách phòng trừ

0
Các sinh vật có hại trên lan và cách phòng trừ

Có một chút lưu ý rằng, khi bạn đối mặt với các sinh vật có hại trên lan dưới đây, có rất nhiều loài chúng ta sẽ bắt gặp thường xuyên. Như một sự tác động qua lại của tự nhiên, chúng sống dựa vào vật chủ và sẽ luôn luôn đi tìm vật chủ ngon lành nhất. Chính vì thế cho dù bạn có cố gắng diệt bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể làm cho chúng biến mất khỏi vườn lan mãi mãi. Thay vào đó hãy chấp nhận chúng và để cây lan sống chung với chúng với một số lượng có hạn, hoặc nhỏ nhất có thể.

Việc nỗ lực đuổi côn trùng và các sinh vật có hại trên lan khỏi vườn lan chỉ làm tổn hại đến chính bạn và những cây lan. Thay vì dùng những hóa chất – công cụ độc hại ta nên sử dụng một biện pháp an toàn hơn, không gây độc, không mất tiền và khiến lan nhà bạn tốt hơn.

Tùy vào sự lựa chọn của bạn, sẽ có hai cách để phòng trị côn trùng và các loài có hại trên lan. Một số biện pháp an toàn lại rất hữu hiệu trong khi biện pháp sử dụng chất độc thì lại không, và ngược lại. Và lời khuyên đưa ra là. Chỉ dùng những phương pháp độc hại khi tình thế cấp bách bắt buộc bạn phải làm.

Sau đây là những côn trùng và sinh vật có thể và thường xuyên gây hại trên lan mà mình hay gặp. Lan Tự Nhiên xin chia sẻ và hướng dẫn 1 số cách phòng trừ chúng.

rệp trên hoa lan

Mục lục nội dung

1. Rệp trên hoa lan

Đây là loài bọ chuyên bám vào các bộ phận của lan để hút nhựa. Có rất nhiều loài rệp khác nhau như rệp sáp, rệp vảy, rệp vừng v.v…, Chúng làm cây lan suy kiệt dần và chết. Thường trú ẩn ở những nơi khó thấy như các nách lá, gốc lan được che phủ bởi lớp lá khô mỏng, rễ, trong đất v.v…. Một số loài rệp còn tiết ra các chất độc hại cây. Chúng thường sinh sản và lây lan rất nhanh nhờ gió, có tốc độ sinh sản kinh ngạc. Đây luôn là một nỗi lo đối với các nhà trồng lan.

Cách trị rệp trên hoa lan

– Phòng trị: Tăng cường xịt vào mùa khô nóng.

– Không độc: Xịt dung dịch tỏi ớt gừng, xịt dầu khoáng, hoặc dung dịch nước rửa chén + dầu ăn thường xuyên. (Ớt tỏi gừng rượu tỷ lệ 1 1 1 3 1kg 1kg 1 kg 3 lit đâm hết ra ngâm 15 ngày tỷ lệ phun 1cc 3 lít 4 lít là hết )

–  Độc: các loại thuốc diệt rệp có rất nhiều ở cửa hàng BVTV như Movento (1cc/1,5lít)

2. Bọ trĩ trên lan

Thường xuất hiện trong các giá thể có cấu tạo bằng xơ dừa, vỏ cây mục, dớn vụn. Hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữu cơ dưới dạng xác như: Bánh dầu, phân bò…. Chúng cũng hại lan không kém rệp, làm quăn queo lá rất xấu.

Phòng trị bọ trĩ trên lan:

– Không độc: dung dịch tỏi ớt gừng thường xuyên có thể đuổi chúng rất hữu hiệu, các loại phân vi sinh hoặc chế phẩm sinh học cũng có tác dụng rất tốt

– Độc: Các loại thuốc diệt rệp, bọ trĩ như Bassa, Confidor

3. Nhện đỏ trên lan

Nhện đỏ rất hay xuất hiện ở các vườn lan khô nóng. Loài này rất nhỏ và khó bị phát hiện. Cơ thể chúng sẽ  hóa thành màu đỏ nếu bị xịt nước vào. Khi nhện đỏ phát triển cường thịnh, bạn có thể mấy mạng nhện li ti trên các lá cây lan. Lúc này lá cây lan sẽ gần như chuyển xám, héo và rũ rượi cho dù có tưới nước bao nhiêu đi chăng nữa. Khi lá lan bị tấn công, sẽ có các vết thẹo li ti màu đen để lại. Lâu ngày những vết thẹo này dày đặc lên và biến lá thành màu đen trông như bị nấm và bề mặt mô lá trở nên sần sùi.

Cách trị nhện đỏ trên lan:

– Không độc: dung dịch tỏi ớt, dầu khoáng.

– Độc: Commite, Nissorun, Polytrin  ….

Nên xịt thuốc thường xuyên 1 tháng 1 lần để tiêu diệt cả trứng. Nhất là vào mùa khô.

4. Kiến

Về bản chất, kiến không hề gây hại cho các cây lan. Tuy nhiên rắc rối ở đây là chúng lại có tập tính nuôi rệp để hút mật ngọt. Chính vì thế kiến chính là bạn đồng hành của rệp, đặc biệt là rầy nâu.

Kiến trên hoa lan rất khó trị, vì hầu như chúng luôn di chuyển từ khu vực này qua khu vực khác. Thế nên cho dù bạn có xịt bao nhiêu chất độc đi chăng nữa thì cũng sẽ chẳng bao giờ hết kiến trong vườn được. Lúc này người thiệt thòi chỉ là bạn mà thôi, vì bao nhiêu chất độc hóa chất bạn sẽ ngấm dần vào người bạn trong quá trình diệt kiến. Cách tốt nhất là hãy chấp nhận nó ở mức có thể, thường xuyên loại bỏ tổ kiến trong chậu lan bằng cách ngâm nguyên chậu vào nước, kiến sẽ tự bỏ đi. Không treo lan quá sát để kiến dễ dàng bò từ cây này sang cây khác. Ngoài ra vẫn có các thuốc BVTV như Regent có thể trị kiến.

5. Ốc sên

Dòng họ nhà ốc luôn là nỗi ám ảnh của mọi người trồng lan. Đặc biệt khi có một số loại thường được đặt dưới đất. Chúng đến cũng nhanh và đi cũng nhanh, để lại một hậu quả vô cùng lớn trê cây lan. Đôi khi chất nhầy của chúng cũng làm cho mô cây bị tổn thương. Vết bò của chúng trên lá lan thường làm lan chựng phát triển và nhiều khi còn làm thối. Có rất nhiều loại ốc: từ ốc sên, ốc lá, ốc nhỏ li ti trong chậu cho đến ốc không vỏ… Tất cả bọn chúng đều rất tinh quái và phàm ăn.

Cách diệt ốc sên cho hoa lan

Ốc sên phát triển mạnh vào mùa mưa nên chúng ta cần phải chú ý để chuẩn bị cách diệt trừ

– Không độc: bắt tay không vào giữa đêm, khi ốc thường bò ra ăn. Dụ chúng bằng lá bắp cải, không để chậu sát nhau và đặt chậu dưới mặt đất. Bả ốc là vũ khí cực lợi hại mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người và thú nuôi.

– Độc: Có rất nhiều dạng thuốc trị ốc sên như dạng bột, dạng nước phun xịt như Molucide, Metalix, Toxbait….

6. Sâu

Con này thì quá quen thuộc với chúng ta. Cách trị duy nhất là bắt chúng mà thôi. Nhưng may thay, sâu ít khi đi ăn lan

7. Châu chấu

Châu chấu cũng tương tự như sâu, đối với chúng, lan chẳng ngon lành cho mấy, lan chỉ là lựa chọn khi đói sắp chết.

8. Ruồi vàng

Ruồi vàng là tác nhân gây ra việc rụng nụ. Đặc biệt chúng rất thích lá lan Ngọc điểm. Sau khi chích vào lá và đẻ trứng vào đó một thời gian, ấu trùng sẽ tàn phá cây lan của bạn. Cách tốt nhất là bạn ra tiệm BVTV mua công cụ về bẫy. Hoặc bạn cũng có thể xịt long não theo tỉ lệ 2 viên cho 14l nước, 3-4 tuần xịt 1 lần. Đây là biện phát phòng trừ ruồi và 1 số côn trùng khá hiệu quả

9. Bọ chét, ve

Bọ chét tấn công vào các lá lan. Chúng phá hoại lan tương tự như rệp. Phun phòng trị rệp thường xuyên thì cũng đã trị được loại này rồi.

10. Mọt

Bọn mọt ít khi tấn công lá lan chúng chỉ thường chui rúc trong chất trồng. Ẩn dưới những bộ rễ, vì vậy rất khó để phát hiện ra. Chúng gặm bộ rễ, và như các bạn đã biết, rễ rất quan trọng đối với hài ! Hãy xịt dung dịch tỏi ớt thường xuyên !

11. Bọ cánh cứng

Đừng tưởng bọ cánh cứng không gây hại đến lan nhé. Chúng xuất hiện ngay lúc chúng ta chờ đợi để hưởng thành quả – nụ hoa. Nó ăn nham nhở nụ hoa và tất nhiên chúng ta cũng sẽ mất cơ hội thưởng thức hoa. Tuy nhiên khá may mắn vì chúng ít khi để mắt tới lan của bạn

12. Ễnh ương, chằng hiu  ….

Thức chất thì chúng chả hại gì tới cây lan của bạn cả. Tuy nhiên chậu trồng của lan lại là một nơi chúng khá ưa thích và thường xuyên ghé thăm. Vì ở đó rất ẩm vào mùa mưa. Rắc rối là chúng có khuôn hình quá khổ, và có thể đè bẹp cây lan, làm gãy rễ, lá non và nụ hoa. Cách tốt nhất là bạn đừng nên để lan sát dưới đất hoặc treo quá thấp, trong tầm nhảy của chúng.

Previous article Phân loại lan hài
Next article Tìm hiểu về cấu tạo sinh học của một cây lan
Lan Tự Nhiên là 1 nhóm những người bạn yêu thích trồng phong lan tại Việt nam. Từ những kinh nghiệm thực tế, chúng tôi muốn chia sẻ lại những hiểu biết về trồng, chăm sóc phong lan cũng như chia sẻ đam mê thú vui chơi phong lan của mình. Hy vọng những kiến thức của chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình trồng và chăm sóc cây phong lan, cũng như chia sẻ đam mê thú vui chơi phong lan của các bạn.
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Hãy chia sẻ kinh nghiệm của các bạn nhé!x