Home Trồng Lan Bệnh - Dấu hiệu - Cách điều trị Bệnh Thán Thư trên lan, cách nhận biết và phòng trừ

Bệnh Thán Thư trên lan, cách nhận biết và phòng trừ

0
Bệnh Thán Thư trên lan, cách nhận biết và phòng trừ

Bệnh thán thư trên lan. như các bạn đã biết hiện nay thời tiết diễn biến khá thất thường, điều này gây khó khăn nhiều cho người trồng lan, nhất là các bạn mới chơi. Nắng nóng kéo dài rồi lại mưa triền miên làm cho Lan dễ bị bệnh nếu không chăm sóc kỹ, đúng cách. Một trong số các bệnh hay gặp trên lan là bệnh thán thư

Bệnh thán thư trên lan Giả Hạc
Bệnh thán thư trên lan Giả Hạc

Nếu như nấm Phytophthora gây bệnh thối, gục thân, thối rễ … trên cây Phi điệp thì Colletotrichum là nguyên nhân gây bệnh thán thư trên thân thòng (Đa thân) – chứng bệnh thường gặp trên Đơn thân. Bệnh thán thư trên Lan phát hiện càng sớm và điều trị đúng cách giúp tránh tổn thương, hỏng, bỏ lá, cây chết và lây lan sang cây khác.

Mục lục nội dung

1. Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên Lan

– Do nấm Colletotrichum gây ra.

2. Tác nhân gây bệnh thán thư trên Lan

– Độ ẩm cao, giàn không thông thoáng.
– Côn trùng (Nhiều nhất là ruồi vàng) chích.
– Tưới muộn, quá đẫm, sũng gốc.
– Lạm dụng phân qua lá có hàm lượng Đạm cao.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên lan Giả Hạc
Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên lan Giả Hạc

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên Lan

– Trên lá (Có thể ở mọi vị trí) xuất hiện những vết trong, chứa nước rất nhỏ, sau lan to, chuyển vàng dần rồi phát triển thành vệt nâu to, nhũn, có mùi hôi đặc trưng của hoa quả bị ủng. (Vì vậy bệnh này còn có tên là Thối nhũn) Bệnh tiến triển gây rụng lá. Khi lan đến ngọn sẽ gây thối ngọn.

– Đặc biệt, khi vết bệnh xuất hiện ở đầu lá, gặp thời tiết khô nóng sẽ gây hiện tượng cháy đầu lá khiến nhiều bạn tưởng nguyên nhân do thừa phân hoặc lưu lượng muối dư ở giá thể gây ra.

4. Cách xử lý bệnh thán thư trên lan

– Tách riêng những giò bị bệnh tránh lây lan sang giò khác.
– Treo chỗ khô, thoáng, mát, tránh mưa, bỏ tưới.
– Dùng Topsin WP70 pha 1/2 gói 8mg cho bình 4 lít. Phun toàn bộ mặt trước và sau lá, gốc rễ, chậu. Kết hợp Ridomil pha sệt bôi trực tiếp lên vết bệnh.
– Có thể thay thế bằng Physan 20 hoặc Ridomil Gold GW 68.
– Phun 3 ngày/lần. 3 lần liên tục. 7 – 10 ngày sau phun nhắc lại.
* LƯU Ý: Phát hiện càng sớm thì phòng và chữa bệnh càng hiệu quả.

5. Phòng tránh bệnh thán thư trên lan

– Luôn đảm bảo vườn thông thoáng tối ưu.
– Không tưới quá muộn, quá đẫm.
– Sử dụng các loại phân qua lá hợp lý , đúng liều lượng.
– Không dùng phân bón, chất tăng trưởng cho cây vào những đợt nắng nóng cao điểm.
– Theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời sẽ giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt.
– Phun phòng luân chuyển các loại thuốc kháng khuẩn. Mùa khô 25-30 ngày/lần. Mùa mưa 10-15 ngày/lần.

Lưu ý: Carbenzim – thuốc đặc trị Thán thư có thành phần chính là Carbendezim là hoạt chất bị cấm sử dụng do có khả năng gây ung thư. Tuyệt đối tránh sử dụng.

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Hãy chia sẻ kinh nghiệm của các bạn nhé!x