Một số loài hoa lan phổ biến tại Việt Nam
Có 5 loại lan nhiệt đới lớn mà chúng ta thường biết đến lần lượt là Địa lan, lan Hoàng thảo, lan Hồ điệp, lan Vũ nữ, Cát lan.
1. Địa lan:
Địa lan là một loại lan nhiệt đới phần lớn có xuất xứ ở phía đông của dãy Hymalaya, thuộc dãy núi phía Nam trải dài đến khu vực gió mùa Ấn độ dương của Trung Nam bấn đảo, ở độ cai 1000 – 3000m so với mực nước biển. Đặc điểm lớn nhất ở vùng này là có mùa khô ẩm, tức mùa đông khô lạnh nhưng không có sương muối, mùa hè ấm ẩm nhưng không có nắng gắt. Chính vì vậy khi trồng loại lan này, vào mùa đông cần tránh sương muối, nhiệt độ vào ban đêm thông thường thích hợp từ 5-10 C, nếu thấp dưới 5’C cây vẫn có thể chịu được, nhưng không bị rét hại.
2. Lan Hoàng Thảo:
Lan hoàng thảo là một loại lan nhiệt đới, toàn bộ chi lan Hoàng thảo đều là lan phụ sinh, sống trên vỏ cây,thân thẳng hoặc rủ, đối với cây mọc thẳng có thể trồng trong chậu, đối với cây mọc rủ có thể trồng trong chậu treo. Loài lan này tương đối dễ trồng, thông thường chịu được nhiệt độ cao tốt hơn so với lan nhiệt đới bình thường. Cây cần nhiều nước, đồng thời cũng cần nhiều ánh sáng, đặc biệt là vào mùa sinh trưởng. Phần lớn các loài lan nhiệt đới vào mùa đông yêu cầu nhiệt độ không được thấp dưới 15’C, chỉ có một số loài ở vùng cận nhiệt đới và vùng núi mới có thể chịu được nhiệt độ thấp dưới 15’C , tuy nhiên cũng không được thấp dưới 10’C.
3. Lan Hồ Điệp:
Lan hồ điệp là một loài lan nhiệt đới, Sở dĩ có tên gọi như vậy là do hình dạng hoa giống cánh bướm. Tuyệt đại đa số các loài thuộc chi Lan Hồ Điệp đều phân bố ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là các loài có hoa to, chỉ có rất ít một số loài mới có thể sống ở vùng cận nhiệt đới phía tây Trung Quốc. Khi trồng cần đặc biệt chú ý giữ môi trường ấm ẩm cho cây. Nhiệt độ thích hợp nhất là 18-30’C. Vào ban đêm, yêu cầu nhiệt độ chênh lệch khoảng 10’C, nếu như thời gian có nhiệt độ thấp dưới 15’C quá dài, sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ, lá có thể bị vàng và rụng. Ngược lại, nếu như thời gian có nhiệt độ cao trên 33’C dài cũng gây tác động xấu đối với cây. Nhiệt độ vào ban đêm thích hợp nhất là 18-20’C , cây con có thể cao hơn một chút (23’C), nhiệt độ ban ngày lý tưởng nhất là trong khoảng 28’C, tốt nhất không nên để thấp dưới 25’C. Ngoài ra lan Hồ điệp ưa ánh sáng yếu, kỵ nắng gắt để tránh bị cháy lá, đặc biệt là đối với cây con, tuy nhiên đối với cây ra hoa có thể tăng cường độ ánh sáng. Thông gió và thoát nước là hai yếu tố cũng rất quan trọng, nếu không cây sẽ bị thối rễ.
4. Lan Vũ nữ:
Lan vũ nữ là một loài lan nhiệt đới, chi này còn được gọi là chi lan Kim Điệp, là lan phụ sinh hoặc lan địa sinh. Gốc giả hành to hoặc nhỏ, phần gốc có 2 lớp vỏ bao quanh, trên đỉnh có 1-2 lá. Lá dẹt hoặc dạng ống tròn, cứng, mọng nước cho đến có lớp màng. Hoa tự mọc từ phần gốc giả hành, thường to, phân cành, có nhiều hoa, hoa thường có màu vàng hoặc vàng kim, có cánh môi 2 thùy ở đoạn đầu. Toàn chi có khoảng 400 loài mọc dại, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trung châu Mỹ và Nam châu mỹ. Lan vũ nữ ưa ẩm ướt, cần độ râm mát nhất định, cần thườn xuyên tưới nước cho phần rễ, thông thường có thể trồng trong chậu. Mùa động nhiệt độ thông thường không được thấp dưới 12-15’C, tuy nhiên một số loài cận nhiệt đới có thể chịu được nhiệt độ thấp dưới 12’C, tuy nhiên không chịu được sương muối.
5. Cát lan:
Lan vũ nữ là một loài lan nhiệt đới, chi này còn được gọi là chi Cát lan, lan phụ sinh. Thân thông thường phình ra thành thân dạng giả hành, trên đỉnh có 1 – 2 lá. Lá cứng hoặc mọng. Hoa mọc đơn hoặc mọc thành chum, mọc trên đỉnh thân giả hành, thường to và có màu sắc đẹp, là một trong những loài thực vật họ Lan có đương kính hoa to nhất, đường kính có thể lên tới 12 – 15 cm, vào mùa hè nhiệt độ không được quá cao. Trong mùa sin trưởng cần rất nhiều nước, tuy nhiên kỵ tích nước và thông gió kém.