Home Danh mục hoa lan Lan Trúc Mành: đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Lan Trúc Mành: đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

0
Lan Trúc Mành: đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Lan trúc mành loại lan hoàng thảo quá quen thuộc với những người chơi lan. Lan trúc mành thu hút mọi người không chỉ bởi vẻ đẹp rực rỡ của chúng. Mà còn bởi hương thơm dịu nhẹ và cả sự quý hiếm khó tìm kiếm trên thị trường.

lan trúc mành

Lan hoàng thảo Trúc mành có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á như Lào, Việt Nam. Tại Việt Nam, Lan trúc mành được tìm thấy nhiều ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Tây Nguyên đặc biệt là ở Kon Tum. Loài này mọc nhiều nhất ở vùng rừng núi Ngọc Lĩnh (cao độ 2.598 m) thứ đến là vùng rừng núi thuộc phía bắc Dakto

Lan trúc mành có các đốt như cây trúc giống như tên gọi của nó. Trên các đốt này phồng lên trông rất đẹp. Loài lan này có giới hạn nhiệt độ thấp hơn các loại lan khác, cây phát triển tốt nhất trong môi trường nhiệt độ từ mát mẻ đến ấm áp và không chịu nóng được

lan hoàng thảo trúc mành

Mục lục nội dung

Đặc điểm nhận diện về lan trúc mành

Không giống như nhiều loại lan khác loài lan này có thân dài cả thước giống như cành liễu. Thân có đốt giống cây trúc, cây thuộc loài phong lan

Lá trúc mành lan nhỏ như lá cỏ và rụng đi trong một thời gian ngắn. Chúng có màu xanh thẫm hay tím tùy thuộc vào lượng ánh sáng mà cây nhận và hấp thụ được.

Thân cây dài từ 0.3 -1.2m buông rũ xuống, các mấu đốt phồng lên. Rễ lan trúc mành rất nhỏ, chỉ vào khoảng 0,2-0,3mm. Rễ thường dính vào một chùm rêu, chứng tỏ cây lan cần một độ ẩm khá cao và vì bám vào cành cây nên rễ mau khô. Các mầm non và rễ thường mọc ở các mấu này và quấn quít với nhau. Lá nhỏ như lá cỏ và rụng đi trong một thời gian ngắn.

Những bông hoa của trúc mành khá đẹp với những gam màu tím nổi trên đầu mỗi cánh hoa. Tâm bông màu nâu điểm thêm chút vàng. Hoa từ 1-3 chiếc, mọc ở các đốt gần ngọn, to chừng 10 cm nở vào mùa Đông-Xuân (tháng 9-11 hàng năm), thơm nhưng tàn trong 2 tuần lễ.

hoa lan trúc mành

Cách chăm sóc trúc mành

Chú ý chọn không gian đặt lan trúc mành phải đặt trong gió thoảng, có nhiều không khí để thuận lợi cho quá trình trao đổi chất và quang hợp và thẩm thấu của cây. Không nên đặt lan trúc mành trong nhà những nơi bí bách, có ít không khí và ánh sáng. Tốt nhất là treo nơi cao thoáng mát và có ít nắng vào buối sáng

Nên trồng lan trúc mành vào bảng dớn, đồng thời gắn thêm lên đó chút rêu ẩm. Đây là giá thể được cho là thoáng và thoát nước tốt rất phù hợp với lan. Nó giúp cây dễ thực hiện chức năng hô hấp hơn.

Ngoài việc đặt lan trúc mành những nơi có nhiều độ ẩm thì đồng thời cũng nên đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng tạo điều kiện cho cây tổng hợp các chất, nếu có nắng trực tiếp thì chỉ cần nắng buổi sáng độ 3 – 4 tiếng. Lan trúc mành khá ưa ẩm, ẩm độ cần thiết cho chúng là: 60-70%

Tưới nước cho lan hoàng thảo trúc mành: mỗi ngày một lần vào mùa hè, 3 lần một tuần vào mùa đông, quanh năm giữ cho giá thể trồng lúc nào cũng ẩm. Bón phân cho lần một tuần một lần vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa. Tưới phân cho lá sau khi hoa tàn để cây có đủ chất dinh dưỡng. Thời điểm cây rụng lá nghỉ không bón phân.

Hoa lan trúc mành

Tuy loài hoa này khó thuần nhưng với người chơi và sưu tầm thì nó rất đáng chơi. Dưới đây là một số mặt hoa tham khảo. Mọi người cùng xem nhé

Bài viết xem nhiều
Đặc điểm nhận biết lan phi điệp dilinh xuân

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Hãy chia sẻ kinh nghiệm của các bạn nhé!x