Home Trồng Lan Kinh nghiệm Vì sao lan chậm ra rễ? cách khắc phục như thế nào?

Vì sao lan chậm ra rễ? cách khắc phục như thế nào?

0
Vì sao lan chậm ra rễ? cách khắc phục như thế nào?

Lan chậm ra rễ là bình thường, Nhưng nếu lâu quá mà vẫn chưa ra thì phải xem lại. Rễ rất quan trọng với cây lan. Rễ càng nhiều sẽ giúp cây lan dễ dàng nhận chất dinh dưỡng để vận chuyển lên thân lá nuôi cây.

lan chậm ra rễ

Chúng ta có thể hình dung rễ cây lan như một cái lưới vậy. Nếu lưới thưa (rễ ít) thì khả năng bám hút chất dinh dưỡng, nước cho cây kém hơn lưới dày (rễ nhiều, rễ phân nhánh nhiều cấp). Có những cây lan mới trồng, lâu không thấy đâm rễ mới. Sau đây là một số nguyên nhân điển hình:

Mục lục nội dung

1. Sử dụng thuốc kích thích

Chúng ta thường kích keiki hoặc mầm gốc bằng thuốc kích thích như keiki duy, kích ki mỹ… Điều này cũng làm lan chậm ra rễ. Đôi khi keiki lên đc 1 đoạn không ra rễ rồi tự vàng lá chết dần. Nguyên nhân là sau khi kích keiki lượng Cytokinin tồn dư trong mầm cao làm mầm khó ra rễ

Cách xử lý: Muốn kích rễ hiệu quả chúng ta có thể giải Cytokinin (kích chồi) bằng B12 khi mầm đã nhú sau đó đưa Auxin (kích rễ) bằng cách phun các thuốc kích rễ. (Liều phun B12: 1-2ml/ 1 lít nước, 3 ngày phun 1 lần, sau 3 lần thì dừng). Khi mầm lên đc 2cm phun 2 giọt Atonik + 2 giọt Super thrive/ lit 4 lần cách nhau 3 ngày. Khi thấy gốc mầm sưng to có dấu hiệu nứt rễ thì phun 1gr NPK 20-20-20 + 1ml B1 + 1ml Terrasorb4 cách 3 ngày 1 lần cho tới khi rễ ra đc 2cm.

2. Chất trồng chưa xử lý đúng

Một số chất trồng như than củi, xơ dừa, dớn, vỏ thông, gỗ,… dùng trồng lan thường có rất nhiều tạp chất không phù hợp. Những chất tồn dư trong giá thể như: muối, nhựa cây, chát,… thường gây cho cây lan chậm lớn, chột rễ không mọc được.
Cách xử lý: Ngâm giá thể trồng lan trong nước, xả đi xả lại nhiều lần trước khi trồng. Mỗi lần ngâm vài ngày để chất dư trong giá thể hòa tan và rửa trôi khi xả. Sau đó ngâm tiếp với vôi để trung hòa tạp chất và diệt bớt mầm bệnh, nấm bệnh.

3. Quá ẩm

Khi mới trồng lan, hoặc lan đã trưởng thành nhưng giá thể lúc nào cũng có độ ẩm quá ẩm hoặc ướt, không có thời gian khô ráo trong ngày. Làm cho cây lan không có nhu cầu mọc rễ mới bởi quá đủ nước cho nhu cầu.
Cách xử lý: xem lại lịch tưới, độ thông thoáng, làm sao cứ sau mỗi lần tưới khoảng 2-3 giờ, các giá thể đều ở tình trạng ráo nước.

4. Nấm bệnh

Không chú ý đến nấm bệnh trên rễ, cũng là nguyên nhân lan chậm ra rễ.
Cách xử lí: thường xuyên quan sát thân rễ lá cây lan, nếu có những dấu hiệu bất thường như đốm đen, nhăn rễ,thối rễ, thối lá,… thì phun diệt trừ kịp thời. Hoặc thường xuyên phun diệt ngăn ngừa nấm định kỳ mỗi tuần hoặc 10 ngày.

5. Ghép lan không chặt

Một số cây lan được cắt ghép nhưng không cố định chặt vào giá thể, cũng xảy ra hiện tượng lan chậm ra rễ mới do cây không ổn định.
Cách xử lí: gỡ giá thể ra ghép lại sao cho vừa chặt, chặt quá sẽ ko ra rễ mà gây úng. Cây lan không bị rung lắc so với giá thể trồng khi có gió, tưới nước,… là được.

6. Quá nóng

Nếu cây lan phải chịu nhiệt độ nắng nóng quá sức chịu đựng cũng là nguyên nhân lan chậm ra rễ. Nhất là tình trạng trồng trên một số giá thể là than đá, đá núi lửa, chậu đất nung, ống nhựa,…
Cách xử lý: dời lan vào nơi mát phù hợp. Hoặc che nắng bằng lưới che theo đúng độ sáng của từng loại lan. Hạn chế tưới lan vào buổi trưa.

7. Tưới phân quá nhiều

Khi mới trồng, chúng ta thường nôn nóng có rễ mới và thường phun thuốc dồn dập, không theo lịch trình của loại thuốc đang dùng. Điều này làm cho cây nóng phân mà sốc, lan chậm ra rễ dù là dùng kích rễ.
Cách xử lý: Sắp xếp lại lịch phun phân cho phù hợp với nhãn thuốc đang dùng, tưới nước thường xuyên một thời gian ngắn để cây trở lại bình thường (nếu sốc thuốc nặng cây có thể chết). Khi mới trồng, tách chiết không nên phun tưới phân ngay sau đó. Không bỏ phân chậm tan ngay trên rễ cũ hoặc sát gốc.

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Hãy chia sẻ kinh nghiệm của các bạn nhé!x