Hoa lan, cũng giống như tất cả các loại cây khác, nó cần một sự cân bằng của ánh sáng, không khí, nước và thức ăn để phát triển và ra hoa tốt. Chúng ta hãy xem xét từng yếu tố.
Mục lục nội dung
Ánh sáng
Ánh sáng là điều kiện rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thông qua quá trình quang hợp của Lan. Đây cũng là yếu tố chính quyết định việc ra hoa của một số loài lan. Nhờ có ánh sáng mà cây lan tổng hợp được chất dinh dưỡng. khi thiếu ánh sáng cây không tạo ra đủ chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng phát triển kém.
Vì cường độ tổng hợp tỷ lệ với cường độ ánh sáng cho nên trong những ngày nắng nóng càng cần nhiều nước và muối khoáng để tổng hợp nên chất hữu cơ hơn là những ngày trời âm u. Đây cũng là lý do khiến ta phải tăng lượng nước tưới và phân bón cho lan trong những ngày nắng, nóng và giảm đi vào mùa mưa, trời âm u.
Dựa vào nhu cầu ánh sáng của từng loài lan, người ta chia làm 3 nhóm:
- Nhóm cây ưa sáng: Đòi hỏi ánh sáng nhiều, khoảng 100% ánh sáng trực tiếp như các loài của Van đa lá hình trụ, lan Phượng vỹ…
- Nhóm cây ưa sáng trung bình: Bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng 50-80% như các loài của Cattleya, Dendrobium…
- Nhóm cây ưa ánh sáng yếu: Bao gồm các loài lan có nhu cầu ánh sáng khoảng 30% như các loài của Phalaenopsis (lan Hồ điệp), Paphiopedilum (Lan hài).
Vậy Bao nhiêu ánh sáng là đủ? Câu trả lời cho câu hỏi có vẻ đơn giản này là “Càng nhiều càng tốt, miễn là lá của chúng không bị cháy.” Điều này có nghĩa là bộ lá không nên có màu xanh tươi tốt quá. một số loại lan khi nhìn vào bộ lá của cây ta có thể biết được chúng đủ hay thiếu ánh sáng. Hoa lan được trồng dưới ánh sáng đầy đủ sẽ có bộ lá nhạt màu hơn, hơi vàng và phát triển mạnh mẽ.
Thí nghiệm trên Hai cây Cattleya được trồng trong các điều kiện ánh sáng khác nhau.Cây bên trái được trồng trong chế độ ánh sáng đủ sẽ ra hoa. Cây bên phải được trồng dưới ánh sáng ít và không ra hoa. Màu lá xanh đậm của cây không ra hoa cho thấy quá ít ánh sáng.
Như vậy, tùy theo từng loài lan cụ thể mà có cách thức làm giàn che phù hợp để đáp ứng nhu cầu ánh sáng của chúng.
Không khí
Rễ hoa lan, và cuối cùng là toàn bộ cây, sẽ chết nếu không có không khí và đây là lý do hoa lan không mọc trong đất. Môi trường trồng trong chậu nên được thông thoáng, với hệ thống thoát nước đặc biệt tốt, nhưng có khả năng giữ đủ độ ẩm để hỗ trợ nhu cầu của cây. Cây phong lan cũng không chịu được môi trường tù đọng. Vì thế khi làm giàn Bạn nên cố gắng tạo ra sự thông thoáng, cách tự nhiên nhất là để gió lùa vào giàn lan của mình. Hầu hết các loài phong lan thường yêu cầu thông gió cao, do vậy trong điều kiện tự nhiên lan thường mọc trên các cành cây cao, ở tầng giữa của rừng. Sự thông gió rất quan trọng đối với các loài lan đơn thân, vì hầu hết các loài này đều có rễ mọc thẳng từ thân và lơ lửng trong không khí.
Nước
Không cần phải hỏi nhiều. Nước tưới đảm bảo độ ẩm nên rất quan trọng đối với Lan dù cho loài này không phải loài ưa nước. Thừa hay thiếu nước đều không tốt cho cây nên cần phải cân nhắc cẩn thận. Tưới nước đúng cách bao gồm hai thành phần riêng biệt: số lượng nước và tần suất tưới. Nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối. Tưới vào buổi trưa sẽ làm cháy lá, hoa. Tuyệt đối không được tưới hoặc làm ướt lá vào buổi ban đêm vì sẽ dễ gây úng thối lá lan.
Khi hoa lan được tưới nước, chúng nên được tưới nhiều. Tưới cho đến khi nó chạy tự do từ các lỗ thoát nước. Điều này không chỉ ngâm môi trường trong chậu mà còn rửa muối tích tụ tự nhiên. Tối thiểu, cố gắng tưới nước thật đẫm cho cây của bạn ít nhất một lần một tháng.
Tần suất tưới có thể được kiểm soát bởi giá thể trồng. Tưới ít quá thì nước bốc hơi nhanh, dẫn đến cây phong lan bị thiếu nước. Tưới nhiều quá nước đọng bẹ lá, đọng ngọn gây nguy cơ thối ngọn, thối bẹ lá, đốm lá. Vì vậy tuỳ chất liệu giá thể, kích cỡ giá thể có khả năng giữ nước như thế nào, tuỳ điều kiện tiểu khí hậu, loại lan, tuổi lan mà bạn cân nhắc cho phù hợp.
Đối với nước tưới là nước máy thì chỉ cần để sau một ngày là Clo sẽ bay hơi và trong nước có chứa đủ các chất vi lượng như Canxi, Magiê…tốt cho cây lan. Trường hợp các bạn sử dụng nước tinh khiết hoặc đã lọc RO thì hàm lượng các vi lượng trong nước giảm, khi bón phân cần phải lưu ý sử dụng phân để tăng vi lượng bổ sung cho cây.
Phân Bón
hình minh hoạ kết quả của việc chăm sóc cây bằng phân. Cây con bên trái được trồng mà không cần phân bón trong khi cây bên phải được bón phân thường xuyên. Cây bên phải sẽ đạt kích thước lớn và tạo ra nhiều hoa hơn so với bên trái.
Hoa lan vẫn phát triển và ra hoa bình thường, trong thời gian khá dài mà không cần phân bón nhưng bạn sẽ có kết quả tốt hơn với chế độ phân bón thích hợp như hình minh hoạ. Thông thường cây được bón phân 1 lần một tuần trong suốt mùa hè và hai tuần một lần vào mùa thu và mùa đông.Thời điểm bón phân tốt nhất là vào buổi sáng vì sau khi cây hấp thụ phân sẽ có thêm thời gian kết hợp với quang hợp để tiêu hóa chất dinh dưỡng. Nều bón vào buổi trưa có thể gây cháy lá. Bón vào buổi chiều tối thì cây không xử lý hết dinh dưỡng gây lãng phí. Và nhân tiện, biện pháp tốt nhất là tưới nước trước để làm ướt môi trường giá thể trước khi bạn bón phân. 1 lưu ý nữa là bất kể phân bón mà bạn chọn sử dụng là gì, hầu hết những nhà vườn có kinh nghiệm đều sử dụng không quá ½ liều lượng được ghi trên nhãn.
Phân bón được sử dụng trên hoa lan nên chứa ít hoặc không có urê. Điều này là do các sinh vật trong đất trước tiên phải chuyển đổi nitơ trong urê thành dạng có thể sử dụng được cho cây và vì hoa lan không phát triển trong đất, việc chuyển đổi này không diễn ra hiệu quả. Phân bón phong lan hiện nay cơ bản cung cấp nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K). Tỷ lệ N-P-K này tương ứng với tỷ lệ phân bón trên bao bì, ví dụ như 30-10-10 hoặc 10-20-10. Phân bón có lượng N cao giúp cây tăng trưởng, trong khi hàm lượng P và K cao thường kích thích và hỗ trợ cây ra hoa
Ở thời kỳ đầu bắt đầu lên mầm và ra cây con, nếu bạn trồng lan với giá thể là vỏ cây ta nên sử dụng phân bón chứa nhiều nitơ, tức là 30-10-10. Đối với những cây lan trồng trong giá thể là than, dớn, rêu thì sử dụng phân có hàm lượng N-P-K cân bằng như 20-20-20 hoặc 20-10-20 là tốt. Tiếp đến giai đoạn cây trưởng thành thì chuyển sang sử dụng phân bón có hàm lượng P và K cao (như 10-20-20) để kích thích ra hoa. Ngoài ra bạn cũng có thể định kỳ bón xen kẽ hàm lượng cân bằng (như 20-20-20) và hàm lượng P và K cao (như 10-20-20). Có một giải pháp rất hay cho các bạn đó là dùng phân tan chậm (phâm xám, phân chì) của Nhật, một năm chỉ cần gắn phân tan chậm 1 lần duy nhất, gắn phân vào thời điểm bộ rễ lan đã dài được 4cm trở nên. bạn có thể bón trực tiếp lên chậu hoặc nhồi chúng vào túi lưới rồi gắn lên giá thể. Tôi thấy cách này rất tiện, tiết kiệm thời gian và sức khỏe, hiện nay đa số các vườn lớn trồng chậu, bảng dớn, trụ dớn… họ đều gắn hoặc bỏ phân tan chậm loại này
Hầu hết những người trồng có kinh nghiệm sẽ đồng ý rằng quan sát là chìa khóa quan trọng nhất để trồng lan tốt. Kiểm tra cây của bạn một cách thường xuyên sẽ cho phép bạn điều chỉnh và khắc phục mọi vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Có một việc mà rất nhiều bạn mới chơi lan chưa làm được đó là tìm hiểu về đặc tính của lan và chăm sóc lan đúng cách. Hãy là người đam mê lan thực thụ. Chúc các bạn thành công!