Home Trồng Lan Cách trồng Lan Hướng đẫn cách tăng độ phì nhiêu của giá thể

Hướng đẫn cách tăng độ phì nhiêu của giá thể

0
Hướng đẫn cách tăng độ phì nhiêu của giá thể

Hướng đẫn cách tăng độ phì nhiêu của giá thể để các mầm tương lai năm sau phát triển đạt mức tối đa nhất cho các dòng thân thòng đối với các giò k thay giá thể:
Như các bác đã biết mùa này là mùa thân thòng đã thắt ngọn gần như là xong hết rồi. Cây đang chờ rụng hết lá và chuẩn bị ra hoa. ( có loại độ ẩm cao thì lá vẫn chưa rụng) đồng thời các mắt mầm đang lồi và dài dần ra. ( khu vực phía bắc) .
Để tránh làm ảnh hưởng tới mầm non pt ngay lúc này mình cần làm. Để khi mầm non mọc dài ra là đã ổn định giá thể để phát triển., phi điệp biết cách chăm là rất rễ. Sau 1 năm cây phát triển. Rễ ra rất nhiều bám dầy giá thể. Tới mùa nghỉ các rễ đó khô lại và bó vào nhau.. nếu k cắt tỉa bớt. Sau này rễ sẽ tạo cục và tạo bụi ôm kín mắt ngủ. Làm mầm non không mọc ra được và rễ mới k có đất phát triển,.nên ta cần phải cắt tỉa gọn nhất có thể. Giữ nguyên giò lan cắt tỉa rễ xung quanh để lại 1 ít để giữ giò lan bám vào giá thể.dùng xơ dừa. ( vỏ và cùi.) Vỏ dừa cứng dùng búa đập rập ốp bên ngoài các rễ sau khi đã cắt tỉa. Khéo léo tránh mắt ngủ của cây ra nha ( mắt ngủ là các mầm non ở gốc đang nhú và lồi ra ) để mầm non có chỗ thoáng pt., dùng dây vải. Dây nhựa hoặc đinh tùy các bạn. Quấn thật chặt sao cho sơ dừa bọc kín giá thể xung qanh gốc lan. Vì ở rễ lan có các lông nhung để hút các chất dinh dưỡng. Nếu chỉ ghép lên mặt gỗ phẳng rễ bò ra các lôg nhung đó chỉ có tiếp xúc đc một mặt bám vào giá thể còn mặt lông nhung bên ngoài thì k tiếp xúc đc, cây sẽ rất còi và ngắn, . Mục đích ấp cùi ( vỏ dừa vào để các rễ lan tiếp xúc tối đa nhất các bề mặt giá thể. Len lỏi vào các sơ dừa để hút nước Và giữ ẩm tốt.nếu các bác để ý rễ nào được len lỏi như vậy đa phần rất to. Cây ra ít rễ hơn nhưng lại hiệu quả. Mầm tốt và tới khi thắt ngọn dù gốc rất bé nhưng đầu ngọn rất thân rất to. sau khi ấp sơ dừa xong thì lại treo lên bình thường. Trong thời gian này hạn chế tưới với các giò chủ định ra hoa.để đạt hiệu quả cao nhất khi nở hoa.( còn muốn nhân kei tưới bt 1 ngày /1 lần vào chiều muộn) Với các giò di chuyển đc nên phơi nắng 1.2h buổi sáng, còn giò to cố định đảm bảo độ ánh sáng tốt nhất… vài 3 ngày tưới nhẹ 1 lần. Nhớ chỉ tưới vào gốc.và chờ cho tới khi thân ra nụ, các mầm non pt cứ kệ nó. K được cho phân vào cho tới khi mầm non được 10cm trở lên và rễ non ra quá 5cm. Còn mầm non nhú kệ nó các bác k phải lo vì cây non tự hút dinh dưỡng ở cây mẹ cho tới khi ra rễ tự lập. Chờ khi nào giả hành ra các mắt nụ rõ rệt mắt thường phân biệt được thì lúc ý tưới thoải mái. Tránh để thiếu nước nụ sẽ héo vào chết yểm. Nhớ là hàng tuần tưới 1 lần nước vôi trong. Sau 2h tưới lại bằng nước trắng là ok. Rất đơn giản nhưng một số a.e chưa biết có thể tham khảo nha. Các a.e có nhiều kn hơn xin góp ý cho a.e có sân chơi tốt nhất. ^^ lan nhà em 100% làm theo cách trên và có kết quả thực tế ảnh chụp tại vườn của em nhé. K copy ảnh mạng ạ, chúc anh em có giò thòng tốt nhất… à mà mùa này mầm non đang nhú. Đối với các vườn đất rậm rạp nhớ để ý kỹ kẻo ốc sen nhỏ ăn mầm nha. Nên mua thuốc trừ ốc rắc vào gốc lan. Để 2 ngày k tưới cho sạch ốc rùi mới chăm sóc bt nhé ^^..
Cảm ơn cả nhà đã đọc và tham khảo bài viết của em ^^ chúc cả nhà có những giò lan to , và đẹp nha ^^

Theo: Đinh Đức Vinh (https://www.facebook.com/baobaoan1)

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Hãy chia sẻ kinh nghiệm của các bạn nhé!x