Home Trồng Lan Cách trồng Lan Cách trồng ghép các loại lan thân thòng phổ biến hiện nay

Cách trồng ghép các loại lan thân thòng phổ biến hiện nay

0
Cách trồng ghép các loại lan thân thòng phổ biến hiện nay

Lan thân thòng là loại lan đang được ưa chuộng và trồng nhiều nhất hiện nay. Cách trồng ghép các loại lan thân thòng cũng khá dễ dàng.

lan thân thòng

Mục lục nội dung

Lan thân thòng có đặc điểm gì

Lan rừng hiện nay có nhiều loại nhưng tựu chung lại có 4 nhóm chính. Lan thân thòng (như Phi điệp, trầm, long tu, u lồi, kèn, hạc vỹ…). Lan giáng hương, đơn thân (quế, nhạn, tam bảo sắc, đai châu, cáo, sóc, hải yến…). Địa lan và lan hài. Trong số đó lan thân thòng hiện nay đang được ưa chuộng và trồng ghép khá nhiều.

Đặc điểm chung của lan thân thòng là thân có các đốt thuôn dài và mọc thòng lọng hướng xuống phía dưới. Một điểm chung nữa là chúng thường ra hoa trên các nách lá sau khi đã rụng. Hoa có mùi thơm thoang thoảng khá dễ chịu

Cách trồng ghép lan thân thòng cũng khá dễ dàng. Và nguồn lợi kinh tế loại lan này mang lại khá lớn đặc biệt là lan phi điệp.

Dưới đây là một số loại lan thân thòng được trồng phổ biến ở việt nam

Các loại lan thân thòng phổ biến

1. Lan Phi Điệp (Giả hạc)

Đây là loại phong lan thân thòng phổ biến nhát hiện nay. Hầu như ai chơi lan cũng đều sở hữu cho mình ít nhất 1 giò.

Lá lan phi điệp mọc so le nhau, lá thường dày và to. Ước chừng lá phi điệp dài khoảng 7-12 cm, rộng 4-7 cm, tùy xuất xứ có cây lá khá tròn như lá mít, có vùng lại nhỏ dài như lá tre.

Về thân thủ thì phi điệp là một giống phong lan thân thòng dài (cao) nhất hiện nay. Thân của chúng dó thể đạt tới hơn 3m mà vẫn đi ngọn. Thân có đốt giống cây mía nhưng chúng tạo cảm giác cho thị giác sự mềm mại với thân hình cung suôn xuống.

Hoa của lan phi điệp có mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu. Mỗi bông có đường kính khoảng từ 7 – 10 cm, tuy nhiên có một số dạng có thể nhỏ hơn. Hoa Phi điệp hiện nay rất đa dạng với rất nhiều mặt bông. Một số bông có giá trị tính tiền triệu/cm. Thông thường Lan Phi Điệp sẽ nở kéo dài trong khoảng thời gian là 3 tuần, điều kiện thời tiết xấu chúng sẽ bị héo và rụng sớm hơn dự kiến và ngược lại nếu trong điều kiện khí hậu thời tiết mát mẻ thì có thể kéo dài thời gian hoa nở.

lan phi điệp

2. Lan Hạc Vỹ

Đây là loại lan thân thòng được yêu thích nhất khi mới tập chơi lan của mình. Với đặc tính Rẻ, sai hoa, dễ trồng nó được lựa chọn trồng khá nhiều.

Lan hạc vĩ có lá mỏng, hình mác nhọn, dài 6 – 8 cm, rộng 1,5 – 2 cm. Bạn có thể thấy lá hạc vĩ thường mỏng, bản lá phẳng và ngắn. Thường thí lá hạc vỹ hay bầu ở cuống lá và thon dần về đuôi

Về thân, lan hạc vỹ có thân nhỏ và thuôn dài, ước chừng đường kính của nó chỉ bằng 1/3 hoặc ½ so với lan phi điệp mà thôi. Tốc độ phát triển của lan hạc vĩ rất nhanh trong mùa mưa. Thông thường, thân hạc vĩ có thể dài đến 1m hay 1,5 m thậm chí có thể là 2m nếu không ra hoa

Hoa Lan hạc vỹ có mùi thơm nhẹ khi nở căng, mùi hương này càng rõ hơn khi bạn sở hữu một chậu lan nhiều thân và sai hoa. Nếu bạn chỉ sở hữu một vài bông rất khó có thể nhận ra mùi hương này. Chính vì vậy nhiều người bảo lan hạc vỹ là lan thân thòng không có hương thơm.

lan hạc vỹ

3. Lan trầm rừng

Đây là loại lan theo mình nó có mùi hương thơm nhất trong các dòng lan thân thòng. Trước đây khi mới chơi lan giá của nó thậm chí còn cao hơn phi điệp nếu mua kg

Khi quan sát ta thấy thân của trầm rừng mập mạp (cỡ ngón tay út đến ngón tay cái). Gốc giả hành rất to mập và chắc chăn, gốc thường là to ngang bằng so với khúc giữa. Trên thân có 1 lớp vỏ lụa màu trắng bao phủ.

Hoa tím từ nhạt tới đậm tùy vùng miền, hoa nhỏ xinh 2-4cm, cánh bóng sáp. Mùi thơm nhẹ nhàng thoang thoảng, lưỡi hoa có nhiều lông tơ. Thân lan dài từ 20-50cm, khoảng cách giữa các đốt khá ngắn….

4. Lan Long Tu

Đây là loại lan thân thòng rất đáng để thêm vào bộ sưu tập trong vườn nhà. Loài hoa này có hương thơm mát nhẹ nhàng rất dễ chịu, rực rỡ tươi sáng và thường nở vào mùa xuân.

Hiện nay có 2 loại gồm long tu lào và long tu xuân Việt Nam. Chúng có thân ngắn, thưởng chỉ từ 50 – 80 cm. Thân có hình trụ màu xanh hoặc tím. Trên thân những đường sọc trắng do bẹ lá khô tạo thành chạy nối từ mắt nọ đến mắt kia của thân

Nếu chăm sóc đúng cách và chọn đúng giống lan Long Tu của Việt Nam thì bạn sẽ được ngắm hoa vào dịp Tết Nguyên Đán.

lan long tu

5. Lan Long Tu đá

Long tu đá nổi bật với hệ thân thảo ngắn hình trụ màu xanh với các điểm sọc trắng. Những sọc này do bẹ lá khô tạo thành chạy nối từ mắt nọ đến mắt kia của thân.

Cây có hệ lá mỏng hình mác hẹp dài và nhọn khoảng 9cm. Cây phát triển khá mạnh thường mọc thành bụi và buông thõng xuống khá đẹp.

Hoa của long tu đá khá đẹp thường ra vào mùa xuân trùng với dịp tết nguyên đán. Hoa mọc đơn lẻ khoảng 1 đến 3 hoa to mọc ra từ các đốt của thân cây đã rụng hết lá. Hoa khi nở sẽ ra hoa đồng loạt tạo thành một bụi hoa to đẹp hương thơm mát. Hoa long tu đá thường có 2 loại một loại có hoa màu trắng với môi vàng phía trong và loại có hoa trắng kẻ sọc tím với môi vàng cũng khá đẹp Không chỉ là loại lan đẹp và hiếm.

Hoàng thảo long tu đá là loại lan được dùng làm thuốc chữa trị một số bệnh khá hiệu quả như bệnh đau dạ dày. Bệnh đau lưng và tê đầu gối khá hiệu quả. Chính vì có nhiều công dụng trong làm cảnh và chữa bệnh mà số lượng loại lan này đang giảm. Nhà nước hiện nay đã có những biện pháp gìn giữ nguồn gen quý và nhân giống để bảo tồn long tu đá.

lan long tu đá
Hoàng thảo long tu đá

Cách trồng ghép và chăm sóc lan thân thòng

Thời điểm tốt nhất để tiến hành việc ghép các loại lan thòng là mùa đông. Lúc này cây bước vào thời kỳ rụng lá và nghỉ ngơi. Nếu ghép vào mùa nghỉ, tuyệt đối không dùng kích rễ, kích kie vì sẽ làm bật kie trái vụ. Kie ấy không phát triển được hoặc mọc lên rồi cũng thắt ngọn nha các bạn.

Cách làm thì mình đã có bài hướng dẫn cụ thể trong bài Cách trồng lan phi điệp từ A-Z rồi. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Ở đây mình chỉ trình bày 2 cách chung nhất

Cách ghép lan thân thòng vào chậu

Bước 1: Ở 2/3 đáy chậu mình hay lót đa bọt, vỏ thông. (Bạn có thể dùng giá thể gì cũng được miễn là nó phải thoáng và thoát nước)

Bước 2: Đặt cây lan lên trên bề mặt của giá thể (kể cả cây con).

Bước 3: Chèn rêu rừng hoặc dớn chi lê xung quanh gốc lan, sao cho không phủ kín các mắt ngủ gốc. Nếu phủ kín thì mắt ngủ gốc rất rễ bị thối và chết gốc.

Bước 4: Cố định cây lan vào các dây treo chậu để cây ổn định gốc và nhanh ra rễ.

Nếu ghép vào gỗ, lũa, thân cây các bạn có thể dùng súng bắn ghim sắt để cố định rễ vào lũa, thớt gỗ để tiết kiệm thời gian, nhanh, gọn. Tuy nhiên, sau khi cây ra rễ và bám chắc rồi thì phải nhổ ghim ra để loại bỏ các loại sắt oxit (ghim sắt bị rỉ sét) nhằm tránh gây độc cho lan cây.

Để tăng khả năng giữ ẩm, giữ phân cho gỗ lũa vào mùa hè. Bạn có thể lót thêm thêm dớn chi lê, rêu, sơ dừa….. Cách làm cụ thể bạn tham khảo TẠI ĐÂY nhé

Cách chăm sóc

Về cách chăm sóc, bón phân, tưới nước mình đã có bài viết khá chi tiết rồi. Các bạn có thể tham khảo bài viết TẠI ĐÂY

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Hãy chia sẻ kinh nghiệm của các bạn nhé!x