Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
HomeTrồng LanChiết tách - Nhân giốngNhân giống trên Lan Giả Hạc dưới góc nhìn khoa học

Nhân giống trên Lan Giả Hạc dưới góc nhìn khoa học

Mục lục nội dung

1 – CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN Ở THỰC VẬT

– Hữu tính: Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái (Ra hoa –> thụ phấn –> đậu quả –> nảy mầm từ hạt …).

– Vô tính: Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Các cây con giống nhau, và giống cây cây mẹ (Do cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.). Sinh sản vô tính ở thực vật lại có 2 hình thái:

+ Sinh sản bào tử (Ở thực vật bậc thấp)
+ Sinh sản sinh dưỡng. Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của cơ thể mẹ.

Nhân giống trên Lan Giả Hạc
Nhân giống trên Lan Giả Hạc

• Kết luận: Nhân keiki chính là một MỘT BIỆN PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM (ƯƠM) CÀNH (THÂN).

2 – KEIKI VÀ HOA

– Trong suốt quá trình tiến hóa, nhiều loài thực vật đã phát triển nên những cách nhân giống mới để vượt qua các trở ngại gây ra bởi yếu tố môi trường, gene, yếu tố vật lý làm ngăn cản quá trình ra hoa, tạo hạt. Các cách nhân giống mới tiến bộ này bao gồm sự tạo thành những cấu trúc như thân củ, thân rễ, củ, thân bò.

– Cây Hoàng thảo (Dendrobium) là một trong những loài thực vật như vậy, có thể chuyển đổi hình thức sinh sản hữu tính sang vô tính, hay nói cách khác, nó có thể chuyển đổi từ chồi sinh sản (hoa) sang chồi sinh dưỡng (keiki) nhờ cơ sở cấu trúc lưỡng cực bất định của cực chồi.

– Khả năng này phụ thuộc vào những yếu tố: môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, và quang chu kỳ – thời gian chiếu sáng), các yếu tố vi lượng, độ tuổi, và các chất điều hòa sinh trưởng nội sinh.

3 – KẾT LUẬN

– Thời điểm nhân keiki:

+ Thời điểm cắt thân tơ (thân hoa) để nhân không phụ thuộc vào thời vụ mà phụ thuộc vào giai đoạn phát triển thực tế của cây. Đặc tính sinh học của cây Hoàng thảo nói chung và cây Phi điệp nói riêng là chồi ngọn phát triển sẽ ức chế sự phát triển của các chồi nách. Vì vậy, chỉ cắt thân ươm khi cây vừa bắt đầu vào mùa nghỉ (Cây phình thân, thắt ngọn, rễ dừng phát triển).

+ Keiki nẩy chồi và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường. Trong môi trường tự nhiên, không có sự can thiệp của các chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh (Keiki Duy, Keiki Pro …) thường mất 30 – 45 ngày. Vì vậy đối với miền Bắc, thời điểm nhân keiki tốt nhất là vào dịp Tết nguyên đán để tránh những đợt rét sâu thường có và cây đủ lớn để chống chịu với những đợt nắng Hè tháng 6 – 7.

– Môi trường thích hợp để nhân keiki:

+ Như đã nói ở trên, do cấu trúc bất định của cực chồi, nên nhân keiki đôi khi gặp trường hợp thành hoa. Điều này phụ thuộc vào:

  • Độ tuổi của cây.
  • Nhiệt độ.
  • Độ ẩm.
  • Ánh sáng (Quang chu kỳ).
  • Các chất điều hòa sinh trưởng.

Nghiên cứu đã chứng minh, quá trình hình thành keiki và hoa cần những điều kiện trái ngược nhau: Cây ươm non, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, ánh sáng ít sẽ khiến tỷ lệ hình thành keiki (chồi sinh dưỡng) cao hơn hình thành hoa (chồi sinh sản). Điều này giải thích lý do vì sao Phi điệp trồng ở nơi thiếu sáng, ẩm nhiều, dư lượng đạm cao sẽ nhảy keiki nhiều hơn cho hoa.

4 – BÀI HỌC

– Thời điểm nhân keiki tốt nhất:

+ Miền Bắc trước Tết nguyên đán 15 – 20 ngày.
+ Miền Nam do khí hậu ấm nên không phụ thuộc vào thời tiết nhưng phải chú ý đến chu kỳ phát triển (mùa nghỉ) của cây.

– Số lượng mắt ngủ:
Chồi sinh dưỡng (keiki) ở thời gian hình thành và phát triển ban đầu hoàn toàn phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng tồn dư trên cây mẹ trước khi tự sinh. Vì vậy, số lượng mắt ngủ phụ thuộc vào độ tuổi của thân ươm. Thân càng già càng nên để nhiều mắt ngủ.

– Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp nhất để nhân keiki là 22 – 26 độ. Tuy nhiên, đối với những người chơi nghiệp dư, việc duy trì nhiệt độ thích hợp là bất khả thi. Cố gắng duy trì bằng cách bọc nilon, để chỗ khuất gió.

– Độ ẩm:
Độ ẩm càng cao thì tỷ lệ hình thành keiki (chồi sinh dưỡng) cao hơn hình thành hoa (chồi sinh sản). Vì vậy, nên duy trì độ ẩm thường xuyên. Cần chú ý ẩm chứ không ướt.

– Ánh sáng:
Quang chu kỳ ảnh hưởng mạnh đến quá trình hình thành hoa của cây. Đối với cây Phi điệp, ra hoa tự nhiên vào mùa Hè, lúc ánh sáng ban ngày dài hơn các tháng trước đó.
Vì vậy, thời gian chiếu sáng càng ít thì khả năng nẩy keiki càng cao và ngược lại ra hoa cảng giảm. Điều kiện thích hợp là 7 – 8 tiếng dưới lưới 30 – 40% nắng.

– Phân bón:
Các loại phân có chứa hàm lượng N, P, K sẽ ức chế quá trình hình thành hoa. Vì vậy, cần bổ xung các loại phân có chứa các nguyên tố đa lượng.

– Các chất điều hòa sinh trưởng. (Mình đã chia sẻ khá kỹ ở bài Cytokinin – Auxin và nguyên nhân kich keiki chậm ra rễ)
Chỉ lưu ý chúng là con dao 2 lưỡi. Sử dụng phải đúng liều lượng, đúng thời điểm.

P/s: Còn rất nhiều điều khó hiểu về vấn đề tưởng đơn giản này. Chỉ có thể trả lời rằng: Sinh vật có đời sống riêng của nó để sinh tồn và phát triển. Cũng như giới tính của cá sấu con lại được quyết định bởi nhiệt độ môi trường trong thời gian trứng được ấp vậy. Chúc các bạn 1 mùa nhân ki được như mong đợi.

Lan Tự Nhiên
Lan Tự Nhiênhttps://lantunhien.com/
Lan Tự Nhiên là 1 nhóm những người bạn yêu thích trồng phong lan tại Việt nam. Từ những kinh nghiệm thực tế, chúng tôi muốn chia sẻ lại những hiểu biết về trồng, chăm sóc phong lan cũng như chia sẻ đam mê thú vui chơi phong lan của mình. Hy vọng những kiến thức của chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình trồng và chăm sóc cây phong lan, cũng như chia sẻ đam mê thú vui chơi phong lan của các bạn.
RELATED ARTICLES
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận

Most Popular

Recent Comments

Dung Ngã on Phi điệp ma bó
0
Hãy chia sẻ kinh nghiệm của các bạn nhé!x