Home Trồng Lan Chiết tách - Nhân giống CYTOKININ – AUXIN và nguyên nhân kích keiki chậm ra rễ trên lan Giả Hạc

CYTOKININ – AUXIN và nguyên nhân kích keiki chậm ra rễ trên lan Giả Hạc

0
CYTOKININ – AUXIN và nguyên nhân kích keiki chậm ra rễ trên lan Giả Hạc

Thời gian gần đây, nhiều bạn hay hỏi vì sao sử dụng thuốc kích keiki cây rất chậm hoặc không ra rễ. Ngoài vấn đề tố chất cây, thời điểm kích thì nguyên nhân chính liên quan đến tác dụng sinh lý đặc trưng của chất điều hòa sinh trưởng trong thuốc dùng kích keiki.

CYTOKININ – AUXIN và nguyên nhân kích keiki chậm ra rễ trên Lan giả hạc
CYTOKININ – AUXIN và nguyên nhân kích keiki chậm ra rễ trên Lan giả hạc

Mục lục nội dung

1. Cytokinin là gì?

– Cytokinin thuộc nhóm chất kích thích sinh trưởng trong 2 loại hocmon thực vật. Được Skoog và Miller lần đầu tiên xác định công thức cấu trúc vào những năm 1950.

– Cytokinin có tác dụng sinh lý rõ rệt lên sự hình thành và phân hóa các cơ quan của thực vật, đặc biệt là sự PHÂN HÓA CHỒI.

– Tuy nhiên, ở nồng độ cao, Cytokinin lại NGĂN CẢN QUÁ TRÌNH RA RỄ của thực vật. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao lạm dụng kích keiki cây chậm ra rễ.

2. Auxin là gì?

– Auxin bắt đầu được nghiên cứu thí nghiệm từ những năm 1881 bởi Charles Darwin cùng con ông Francis. Kế tiếp là các nhà khoa học Perter Boysen – Jensen và Arpad Paal rồi Frits Went. Và phải đến tận năm 1954 người ta mới định danh cho các nhóm Auxin (Tiếng Hy Lạp có nghĩa là “tăng trưởng”).

– Một trong những tác dụng sinh lý đặc trưng nhất của Auxin là kích thích quá trình RA RỄ của thực vật.

– Auxin ở nồng độ cao sẽ kích thích tạo sơ khởi rễ, tuy nhiên, lại có tác dụng ngăn cản sự phát triển của chính các sơ khởi rễ này.

3. Tóm lại

– Nếu tỷ lệ Auxin cao hơn Cytokinin thì kích thích sự ra rễ, còn tỷ lệ Cytokinin cao hơn Auxin thì kích thích ra chồi.

4. Khắc phục chậm ra rễ bằng cách nào?

Như đã nói ở trên:

– Với nồng độ cao, Cytonikin ngăn cản quá trình ra rễ của thực vật, vì vậy, bằng cách bổ xung Auxin qua các thuốc kích rễ N3M, Rooting power, Atonik + B1, Bimix … (Mình đặc biệt ưa dùng Bimix và thấy kết quả rất tốt) ta đã cân đối 2 loại hoocmon này.

– Auxin ở nồng độ cao sẽ kích thích tạo sơ khởi rễ, tuy nhiên, lại có tác dụng ngăn cản sự phát triển của chính các sơ khởi rễ này. Vì vậy, chỉ nên dùng 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày và dùng nồng độ loãng. Sau thay thế bằng NPK 20-20-20.

5. Lưu ý

– Phần lớn các chất điều hòa sinh trưởng cho Phong lan hiện nay đều dùng chung trong cây trồng. Nên khi dùng phải đọc đúng phần DÙNG CHO PHONG LAN VÀ CÂY CẢNH và giảm 1/3 đến ½ liều theo chỉ dẫn.

– Thực tế thì nhiều người chạy theo lợi nhuận mà lạm dụng quá mức chất kích thích sinh trưởng hoặc tình trạng nhập lậu từ không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vấn đề đặt ra là: Có cần? Mức độ thế nào? Chú ý những điểm gì để đạt kết quả cao nhất, ít chịu tác động xấu nhất là cả một quá trình tìm hiểu và áp dụng.

Previous article Nhân giống trên Lan Giả Hạc dưới góc nhìn khoa học
Next article Tản mạn về Phong Lan
Lan Tự Nhiên là 1 nhóm những người bạn yêu thích trồng phong lan tại Việt nam. Từ những kinh nghiệm thực tế, chúng tôi muốn chia sẻ lại những hiểu biết về trồng, chăm sóc phong lan cũng như chia sẻ đam mê thú vui chơi phong lan của mình. Hy vọng những kiến thức của chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình trồng và chăm sóc cây phong lan, cũng như chia sẻ đam mê thú vui chơi phong lan của các bạn.
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Hãy chia sẻ kinh nghiệm của các bạn nhé!x