Ốc sên là một trong những loài gây hại trên lan nhiều nhất. Đặc biệt vào mùa mưa khi ốc sên sinh sôi nhiều, làm tăng nỗi lo lắng bị ốc sên phá hoại vườn lan của các chủ vườn. Vào ban ngày nắng nóng, khí hậu khô, ốc sên chui xuống đất hoặc núp dưới lớp cỏ hoặc nơi ẩm ướt như gốc cây, đáy chậu. Vào ban đêm khi hậu mát mẻ chúng sẽ bò lên bề mặt chậu lan tìm thức ăn vì thế nếu không để ý thì giò lan của bạn sẽ nhanh chóng bị ăn mất những chồi non, rễ cây làm mất giá trị
Dưới đây là một số mẹo đơn giản có thể “xóa sổ” loài vật gây hại này khỏi vườn nhà bạn.
Mục lục nội dung
Bắt ốc sên đang cắn phá hại hoa lan bằng tay.
Đầu tiên đây là phương pháp diệt ốc sên thủ công khá thú vị nhé. Tối cầm đèn pin ra soy soy bắt bắt (vào nhà trộm cái nhíp của vợ ra mà bắt cho nhanh). Thấy con ốc sên nào thì gắp lên và bóp cái “rộp” cho nó phê. Nhớ đầu tư cái đèn pin siêu sáng cho nó hiệu quả.
Đây là phương pháp mình hay dùng mỗi tối. Vừa ngắm lan vừa giải trí cho vui. Mặc dù không hề muốn tí nào ^^
Ngâm nước cũng là một cách diệt ốc sên hại lan hiệu quả
Nhúng cả chậu lan vào nước khoảng mười mấy phút. Chờ ốc sên “đuối nước” nổi lên rồi cứ thế lấy nhíp mà gặp mà bóp. Cách này hơi công phu và tốn thời gian nhưng hiệu quả lắm. Chống chỉ định đối với các chậu lan mới ghép nhé. Nhận nước, nó nổi tất tần tật tất cả những thứ trong chậu lên thì khổ ^^.
Mình toàn sử dụng chiêu này, pha thêm ít thuốc trừ sâu, rệp vào thùng nước cao, nhúng ngập chậu và lan vào đấy khoảng 2h. Không còn một mống, kể cả rệp sáp, nhện đỏ, nhớt, cuốn chiếu, thậm chí là rết
Dùng vỏ bã trái cây bỏ lên chậu lan diệt ốc sên
Ốc sên rất thích thức ăn có mùi thơm ngọt như dưa leo mít, thơm, vỏ cam… Nếu ở nhà có bổ trái mít hay cam thì không nên vứt rác các vỏ trái hay xơ mít. Nên tận dụng lại đem bỏ lên bề mặt chậu lan nơi ẩm ướt. Vài giờ sau sau bạn sẽ thấy ốc bò ra khỏi chậu lan tới thưởng thức. Lúc đó mặc sức mà thu gom diệt gọn chúng
Diệt trừ ốc sên cho lan bằng cách dùng Bả thuốc
Nếu những biện pháp trên có hiệu quả nhưng chưa diệt trừ tận gốc ốc sên thì cho em nó ăn một ít “cốm”gọi là thưởng thức nhé. Loại này các bạn ra tiệm bảo vệ thực vật bán khá nhiều. Rải nhẹ trên mặt chậu hoặc xung quanh cây lan một ít bả thuốc. Tối ốc sên bò ra ăn phải bả mồi sẽ bị chết hàng loạt. Chú ý không rải lên lá lan nhất là nách lá dòng đơn thân như nghinh xuân nhé. Ốc sên sinh sản rất nhanh nên sau cơn mưa phải đi kiểm tra nếu thấy ốc sên xuất hiện trở lại thì rải thuốc tiếp tục.
Cách diệt ốc sên bằng tỏi
Mình dùng khoảng 10 củ tỏi (loại tỏi 1 củ bằng ngón tay cái), giã nát pha chung với 2 chén nước. Liều lượng này các bạn có thể thay đổi theo số lượng giò lan cần trị nhiều hay ít nhé. Sau đó đem xịt hoặc tưới lên giò lan cần diệt ốc sên. Tinh dầu tỏi sẽ tác động lên ốc sên là cho nó mất nhớt và chết từ từ. Tỏi còn kết hợp với gừng, ớt, tiêu ngâm cùng rượu làm thuốc trị ốc sên và côn trùng rất hiệu quả. Cách làm cụ thể thì mọi người Tam khảo tại bài: Cách làm thuốc diệt côn trùng cho hoa lan nhé
Rắc vỏ trấu, trứng vụn để diệt ốc sên
Một phương pháp khác cũng có hiệu quả mà nhiều nhà làm vườn dùng để xua đuổi ốc sên và sên trần là rắc vỏ trứng lên bề mặt xung quanh chậu lan Vỏ trứng có các cạnh sắc và sẽ gây khó chịu cho thân mềm của ốc sên, do đó chúng sẽ tránh bò qua vỏ trứng để trèo lên cây.
Rắc vôi bột cũng là một cách diệt ốc sên hiệu quả trên vườn lan
Cách này rất đơn giản, bạn hãy rắc một lớp vôi bột mỏng lên bề mặt đất, trên kệ kê chậu, trên mặt chậu gần gốc cây và rải quanh vườn lan 2 đến 3 tháng 1 lần. Rắc vôi bột vừa có tác dụng phòng trừ ốc sên trên vườn lan vừa sát khuẩn rất tốt.
Dọn sạch sẽ vườn lan hàng tuần nhất là vào mùa mưa
Cuối cùng vào mùa mưa hoặc khi thời tiết ẩm thấp, bạn nên chú ý dọn dẹp vườn lan cho sạch sẽ, làm sạch cỏ dại phía dưới vườn lan. Vào mùa khô thì phát quang bụi rậm, dọn gạch gỗ, lá cây rụng trong vườn… và những nơi nghi ngờ là chỗ trú ngụ của ốc sên.